Có nên hâm sữa mẹ không? Đây chắc chắn là thắc mắc của nhiều bố mẹ chuẩn bị đón em bé chào đờ. Hâm nóng sữa là mẹ phương pháp nhiều mẹ bỉm thực hiện trước khi cho bé ăn sữa mẹ được bảo quản trong tủ lạnh. Chuối Xanh Reviews sẽ giải đáp thắc mắc trên cũng như chia sẻ thêm những thông tin liên quan về phương pháp này trong bài viết sau đây.
Có nên hâm sữa mẹ?
Hâm nóng sữa mẹ là phương pháp đưa sữa mẹ về mức nhiệt độ phù hợp với bé sau khi bảo quản sữa mẹ. Phương pháp này được nhiều mẹ bỉm thực hiện để lưu trữ sữa mẹ cho bé sử dụng dần dần về sau.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng việc hâm nóng sữa mẹ sẽ khiến cho sữa bị mất chất, nên cho bé ăn sữa rữa đông ở nhiệt độ thường là đảm bảo nhất. Thực chất, không phải cách hâm nào cũng làm mất chất dinh dưỡng trong sữa, chỉ cần thực hiện hâm nóng đúng cách thì chất dinh dưỡng có trong sữa vẫn được cung cấp đầy đủ cho cơ thể của trẻ.
Hơn thế, sữa mẹ thông thường khi tiết ra sẽ ở ngưỡng 37 độ C, đưa sữa về ngưỡng nhiệt này sẽ giúp trẻ thích thú hơn với dòng sữa giống sữa mẹ cả về chất lượng, mùi vị và nhiệt độ. Vì vậy, việc hâm nóng sữa mẹ làm hoàn toàn bình thường mà các mẹ bỉm nên thực hiện và cần thực hiện đúng phương pháp thì sẽ không làm mất chất dinh dưỡng trong sữa.
Nhiệt độ hâm sữa cho trẻ sơ sinh như nào chuẩn
Nhiệt độ hâm là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Các chuyên gia cho rằng, mức nhiệt độ tiêu chuẩn để làm nóng nguồn sữa mẹ sau khi bảo quản là 37 độ C. Như đã chia sẻ ở trên, đây chính là mức nhiệt sữa tiết ra từ cơ thể mẹ. Vì vậy, mức nhiệt này sẽ giúp đảm bảo chất dinh dưỡng có trong dòng sữa.
Những sai lầm cần tránh khi hâm sữa mẹ
Tuy là một phương pháp được khuyến khích sử dụng nhưng khi thực hiện không đúng cách sẽ khiến sữa bị mất chất dinh dưỡng, thậm chí khiến bé bỏ ăn. Một số sai lầm khi hâm sữa mẹ bỉm cần tránh được chúng tôi chia sẻ sau đây.
Hâm ở nhiệt độ cao – Quá nóng
Có nhiều mẹ bỉm muốn tiết kiệm thời gian hoặc nhanh cho con ăn, nên đã sử dụng lò vi sóng hoặc đun sôi nước ở nhiệt độ cao và thả ngay bịch sữa vừa lấy từ tủ lạnh vào. Đây chính là một trong những sai lầm phổ biến khiến các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ bị phân hủy, tác động xấu đường tiêu hóa của bé.
Khi tiếp xúc với mức nhiệt qua cao, vitamin và kháng thể có ở trong sữa mẹ dễ hao hụt nhất. Kể cả sữa mẹ hay sữa công thức thì cũng chỉ nên hâm nóng ở nhiệt độ từ 37-40 độ C.
Hâm quá lâu
Máy hâm sữa là một phát minh vĩ đại giúp tiết kiệm thời gian hâm sữa của mẹ bỉm, lại đảm bảo không làm mất các chất dinh dưỡng có trong nguồn sữa mẹ do có mức nhiệt phù hợp. Nhiều mẹ bỉm lựa chọn hâm sữa lâu vì nghĩ rằng như vậy có điều kiện tốt để bảo quản và có thể sử dụng cho con bất kỳ khi nào, đây là điều hoàn toàn sai lầm.
Thời gian tối đa bạn nên để sữa trong máy hâm sữa là 1 giờ đồng hồ. Nếu bế không dùng nữa thì cần bỏ đi và thay thế túi sữa khác.
Hâm sai cách
Hâm nóng sữa không đúng cách cũng là một trong số những nguyên nhân khiến sữa mẹ mất chất dinh dưỡng sau khi làm nóng lại. Làm thế nào để hâm sữa đúng cách là việc hết sức quan trọng. Hâm sữa mẹ đúng cách sẽ giúp tận dụng được nguồn sữa thừa quý giá và bé có một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng.
Trước khi thực hiện phương pháp hâm sữa, mẹ nên tìm hiểu trước về cách hâm để đảm bảo nguồn dinh dưỡng có trong sữa mẹ.
Hâm lại nhiều lần
Một sai lầm tiếp theo mà nhiều mẹ bỉm mắc phải đó làm hâm lại sữa nhiều lần do sữa hâm xong thì bé lại ngủ. Việc hâm sữa lại nhiều lần sẽ làm sữa bị biến chất, mất các chất dinh dưỡng. Đồng thời, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
Các mẹ tuyệt đối lưu ý, sữa sau khi rã đông chỉ hâm nóng một lần duy nhất và sử dụng cho bé để đảm bảo dưỡng chất mẹ nhé!
Hướng dẫn cách hâm sữa mẹ chuẩn
Hiện nay, có hai cách hâm nóng sữa đúng cách và hiệu quả nhất là ngâm sữa trong nước ấm và sử dụng máy hâm sữa chuyên dụng.
Bằng nước nóng thông thường
Nếu sử dụng phương pháp ngâm trong nước nóng thì bạn cần điều chỉnh nhiệt độ vừa phải nếu nhiệt độ quá nóng sẽ làm biến chất các thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ.
- Khi lấy túi sữa từ ngăn mát tủ lạnh ra thì cần lắc nhẹ nhàng để lớp sữa béo và lớp sữa trong hòa đều vào nhau.
- Trong trường hợp lấy sữa từ ngăn đá ra thì không cho ra môi trường bên ngoài ngay mà cần rã đông từ từ (8-12 tiếng) ở ngăn mát tủ lạnh. Sau đó, cũng thực hiện lắc nhẹ nhàng cho hai lớp sữa trong hòa đều vào nhau.
- Chuẩn bị một tô đưng nước sôi. Sau đó, để nước hạ nhiệt xuống thì cho bình sữa vào, sao cho nhiệt độ cả bình sữa không quá 40 độ C.
- Tuyệt đối không bỏ sữa vào hâm ngay khi nước còn nóng bỏng gây mất chất dinh dưỡng trong sữa.
Hâm sữa bằng nước ấm thì khả năng kiểm soát nhiệt độ không chính xác. Do đó, trước khi cho bé ăn sữa mẹ nên nhỏ một vài giọt bên mu bàn tay hoặc lên cổ tay để kiểm tra nhiệt độ. Tránh trường hợp nhiệt độ quá nóng làm bỏng miệng bé hoặc sữa vẫn còn lạnh.
Bằng máy hâm sữa chuyên dụng
Nếu sử dụng máy hâm sữa chuyên dụng sẽ tiện lợi hơn khi không cần trông chừng sữa. Thiết bị có khả năng tự ngắt nhiệt khi sữa đạt đến độ nóng đã cài đặt. Để hâm sữa bằng thiết bị chuyên dụng bạn thực hiện theo hưỡng dẫn sau:
- Thêm nước vào bên trong khoang máy đến vạch mức đã được in sẵn. Không nên để mực nước cao hơn vạch mức tiêu chuẩn.
- Đặt bình sữa, túi sữa hoặc cốc sữa vài khoang hâm nóng. Nên đóng nắp thiết bị khi hâm sữa để hơi nóng không bị thất thoát ra ngoài.
- Phụ thuộc vào nhiệt độ và bạn mong muốn cũng như trạng thái sữa hiện tại thì bạn nên cài đặt mức nhiệt phù hợp. Điều chỉnh nhiệt độ khoảng 37-40 độ C để hâm nóng sữa.
- Sau 6-10 phút, sữa sẽ đạt được nhiệt độ mong muốn, mẹ nên tắt máy và rút dây cắm điện để đảm bảo an toàn.
Nên vệ sinh, phơi khô máy hâm sau mỗi lần sử dụng để đảm bảo an toàn vệ sinh cho bé. Đặt máy ở những vị trí thăng bằng, thoáng mát, khô ráo, tránh xa tầm tay trẻ em.
Hy vọng những chia sẻ vừa rồi của Chuối Xanh Reviews đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Có nên hâm sữa mẹ?”. Để hâm sữa đảm bảo chất lượng nhất, mẹ bỉm cần tuyệt đối tránh những sai lầm kể trên và tìm hiểu thật kỹ trước khi thực hiện phương pháp này.