Cách rã đông sữa mẹ bằng máy hâm sữa [ĐƠN GIẢN – NHANH CHÓNG]

Với những người lần đầu làm mẹ hay những người lần đầu sử dụng máy hâm sữa thì cách rã đông sữa mẹ bằng máy hâm sữa làm sao để không làm mất đi lượng dưỡng chất có trong sữa và đảm bảo an toàn cho trẻ là điều được rất nhiều người quan tâm. Trong bài viết này, Chuối Xanh Reviews sẽ chia sẻ đến các mẹ các bước rã đông chi tiết nhé.

cách rã đông sữa mẹ bằng máy hâm sữa

Rã đông sữa mẹ bằng máy hâm sữa có lợi ích gì?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bởi trong sữa mẹ có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết từ đạm, đường, mỡ đến các vitamin, muối khoáng với tỷ lệ thích hợp giúp trẻ hấp thu một cách tốt nhất. Tuy nhiên vì một số lý do chẳng hạn như sữa mẹ quá nhiều trẻ không kịp bú hết hoặc người mẹ phải đi làm trở lại khi hết kỳ nghỉ thai sản…nên việc trữ đông sữa mẹ để trẻ bú là điều cần thiết.

Sữa mẹ sau khi được trữ đông, muốn cho trẻ sử dụng cần tiến hành rã đông và đảm bảo nhiệt độ sữa phù hợp cho trẻ. Hiện nay có rất nhiều cách để rã đông sữa mẹ, một trong số những cách được nhiều người chọn lựa là sử dụng máy hâm sữa. So với các cách làm khác, cách rã đông sữa mẹ bằng máy hâm sữa được đánh giá cao nhờ tính tiện lợi mà loại máy này mang lại:

  • Với máy hâm sữa, có thể rã đông bằng cách cho trực tiếp sữa mẹ từ trạng thái đông đá vào máy hoặc có thể để sữa mẹ xuống ngăn mát trước khi cho vào máy hâm sữa đều được
  • Có thể điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp với quá trình rã đông
  • Thao tác thực hiện đơn giản, nhanh gọn, không phải mất quá nhiều thời gian, công sức cho việc phải ngồi canh sữa rã đông
  • Các chất dinh dưỡng trong sữa gần như được bảo toàn nguyên vẹn nếu thực hiện đúng theo hướng dẫn của hãng sản xuất hoặc người có chuyên môn
  • Giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn sữa so với việc thực hiện rã đông bằng lò vi sóng hay tủ lạnh…Bởi lò vì sóng và tủ lạnh nếu để chung sữa với các loại đồ ăn khác sẽ rất dễ gây nhiễm khuẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ khu bú sữa.
Sử dụng máy hâm sữa để rã đông sữa mẹ mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời
Hình ảnh: Sử dụng máy hâm sữa để rã đông sữa mẹ mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời

Cách rã đông sữa mẹ bằng máy hâm sữa

Rã đông sữa mẹ bằng máy hâm sữa là cách mà nhiều người vẫn áp dụng, tuy nhiên toàn bộ quá trình rã đông cần phải được thực hiện một cách vệ sinh, sạch sẽ, đúng theo hướng dẫn của hãng sản xuất để tránh làm mất đi lượng dinh dưỡng trong sữa, cũng như tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Các bước rã đông

Mỗi một loại máy rã đông sẽ có đặc điểm và cách sử dụng riêng. Do đó trước khi tiến hành rã đông, bạn cần tìm hiểu chi tiết cách thức sử dụng của loại máy đó ra sao. Tuy nhiên nhìn chung, hầu hết các loại máy hâm sữa hiện nay đều có cơ chế tương tự nhau, do đó nếu bạn muốn áp dụng cách rã đông sữa mẹ bằng máy hâm sữa có thể thực hiện theo các bước như sau:

  • Bước 1: Kiểm tra bình chứa, khau chứa của máy hâm sữa, đảm bảo chúng sạch sẽ và chưa cắm điện
  • Bước 2: Đặt bình sữa vào khay chứa và cho vào máy hâm sữa
  • Bước 3: Theo dõi hướng dẫn sử dụng của mỗi máy hâm sữa để đổ lượng nước sạch vào máy cho phù hợp
  • Bước 4: Cắm điện, bật máy, cài đặt nhiệt độ: Nếu muốn cho bé uống luôn sẽ để 35-45 độ C, nếu sữa trước đó đã được để trong ngăn mát tủ lạnh thì cài đặt nhiệt độ máy ở mức 45-75 độ C, nếu sữa vừa được lấy ra từ ngăn đá tủ lạnh sẽ cài đặt nhiệt độ ở mức 75-85 độ C
  • Bước 5: Trong quá trình máy hoạt động sẽ có đèn báo hiệu sáng, thời gian nầy bạn sẽ đợi trong ít phút. Khi đạt được mức nhiệt độ cài đặt, đèn sẽ tự tắt. Lúc này bạn có thể khuấy đều bình sữa và sử dụng nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ. Nếu mức nhiệt đúng theo yêu cầu thì có thể cho bé uống được
Tùy từng loại máy hâm sữa sẽ có cách rã đông khác nhau
Hình ảnh: Tùy từng loại máy hâm sữa sẽ có cách rã đông khác nhau

Lưu ý khi rã đông

Khi áp dụng cách rã đông sữa mẹ bằng máy hâm sữa, để đảm bảo an toàn cho con trước sự cố rã đông không đúng cách cũng như giúp con có thể uống sữa với hàm lượng dinh dưỡng nguyên vẹn, các mẹ cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

  • Khi sử dụng máy hâm sữa, không nên vì nóng vội muốn rã đông nhanh mà cài đặt nhiệt độ ở mức cao. Điều này có thể khiến các chất dinh dưỡng trong sữa bị giảm thiểu, thậm chí biến tính, không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ
  • Không lắc bình sữa rã đông hay thay đổi nhiệt độ đột ngột, vì những việc làm này có thể làm mất đi tính năng của các kháng thể bảo vệ cơ thể bé. Lý do bởi các loại kháng thể Lysozyme, Lactoferrin…chỉ có thể phát huy được tối đa khả năng kháng viêm, chống hiện tượng sưng tấy niêm mạc ruột khi chúng ở đúng dạng cấu trúc ban đầu của phân tử. Việc lắc bình sữa hoặc thay đổi đột ngột nhiệt độ có thể khiến một số đoạn phân tử bị tác động, đứt gãy trở thành bờ của amino axit. Lúc này chúng vẫn có giá trị dinh dưỡng, nhưng sẽ bị mất khả năng kháng thể.
  • Sữa sau khi đã rã đông và hâm nóng chỉ để được ở điều kiện nhiệt độ phòng trong thời gian tối đa 4 giờ và trong tủ lạnh tối đa 24 giờ
  • Không pha sữa đông thừa với sữa mới vắt cho lần ăn tiếp theo
  • Sữa mẹ sau khi rã đông có thể có mùi lạ và vị chua. Nguyên nhân xuất phát do loại enzyme có tên lipase trong sữa. Loại enzyme này phá vỡ các chất béo của sữa trong quá trình bảo quản nhưng vẫn an toàn cho trẻ sử dụng. Để giảm mùi khó chịu này, mẹ có thể hâm nóng cho đến khi xuất hiện bong bóng là tắt, tuyệt đối không được đun sôi sữa
  • Khi sữa rã đông mà thấy xuất hiện kết tủa tương tự đám mây trắng đục, nghĩa là sữa lúc này đã bị hỏng, không còn đảm bảo chất lượng. Lúc này mẹ không cho con dùng sữa đó nữa để đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hóa của con
Cách rã đông sữa mẹ bằng máy hâm sữa không hề khó, tuy nhiên mẹ cần thực hiện đúng để tránh ảnh hưởng đến dinh dưỡng trong sữa
Cách rã đông sữa mẹ bằng máy hâm sữa không hề khó, tuy nhiên mẹ cần thực hiện đúng để tránh ảnh hưởng đến dinh dưỡng trong sữa

Nên bảo quản sữa mẹ như thế nào cho đúng?

Theo đánh giá từ các chuyên gia, việc cho trẻ bú trực tiếp từ bầu sữa mẹ là điều tuyệt vời nhất, bởi khi đó trẻ sẽ hấp thu được toàn bộ dưỡng chất có trong sữa mẹ mà không cần phải lo lắng đến vấn đề nhiễm khuẩn hay vệ sinh so với việc sữa được vắt ra ngoài và bảo quản. Tuy nhiên nếu vì những lý do nào đó, buộc phải vắt sữa ra khỏi bầu ngực của mẹ, các mẹ cần hết sức lưu ý đến việc bảo quản để tránh sữa bị nhiễm khuẩn:

Trước khi vắt:

  • Rửa tay sạch bằng xà phòng để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn
  • Có thể thực hiện vắt sữa bằng tay hoặc bằng máy hút sữa. Nếu sử dụng máy hút sữa, cần kiểm tra bộ phận hút và đường ống sạch sẽ

Bảo quản sữa sau khi vắt:

  • Dùng túi trữ sữa chuyên dụng hoặc hộp đựng thực phẩm sạch để trữ sữa mẹ. Lưu ý nếu dùng hộp thì nên sử dụng hộp bằng thủy tinh hoặc nhựa cao cấp có nắp đậy
  • Không sử dụng túi, chai có ký hiệu số 7 để trữ sữa. Bởi điều này có thể cho thấy vật chứa có thể được làm từ chất liệu có BPA

Điều kiện bảo quản:

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trữ sữa mẹ càng lâu trong tủ đông thì lượng Vitamin C trong sữa càng bị mất đi nhiều. Hơn nữa, sữa mẹ luôn có sự thay đổi để đáp ứng tốt đối với sự phát triển của em bé. Do đó nếu sữa được vắt khi trẻ mới sinh ra sẽ không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ vài tháng tuổi.

Điều kiện nhiệt độ, thời gian bảo quản sữa mẹ
Điều kiện nhiệt độ, thời gian bảo quản sữa mẹ

Cất trữ sữa:

  • Ghi nhãn rõ ràng về ngày vắt
  • Trữ đông sữa mẹ bằng tủ đông riêng, tránh sử dụng chung với tủ lạnh chứa các loại đồ ăn khác như thịt cá…vì dễ làm nhiễm khuẩn sữa
  • Tủ lạnh nếu đóng/mở thường xuyên có thể làm thay đổi nhiệt độ, điều này cũng ảnh hưởng đến chất lượng sữa đang được bảo quản
  • Sữa mẹ sau khi vắt ra nếu không có dự định dùng trong 4 ngày đầu, thì cần phải trữ đông ngay
  • Lượng sữa cho vào túi, hộp cần vừa phải, đủ để trẻ sử dụng cho 1 lần ăn, tránh đổ sữa quá đầy trẻ sẽ không sử dụng hết sau khi rã đông và hâm nóng
  • Nếu sữa được đưa đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế, thì cần ghi nhãn dán đầy đủ với tên của trẻ, ngày vắt và những thông tin khác mà bạn cho là quan trọng
  • Sữa mẹ có thể được bảo quản tối đa 24 giờ trong túi đá giữ nhiệt, nhưng sau đó hãy bảo quản trong tủ đông nếu chưa dùng đến

Cách rã đông sữa mẹ bằng máy hâm sữa không quá phức tạp nhưng cần yêu cầu thực hiện các thao tác một cách đúng đắn, tỉ mỉ để tránh làm mất đi lượng dưỡng chất cần thiết có trong sữa, hoặc khiến các thành phần kháng thể trong sữa không thể phát huy được tối đa nhiệm vụ, đặc biệt là tránh tình trạng khiến sữa bị nhiễm khuẩn. Vì vậy Chuối Xanh Reviews hy vọng rằng những thông tin được chia sẻ trong bài viết có thể mang đến cho các mẹ nhiều thông tin hữu ích về việc rã đông sữa cho trẻ. Đừng quên thường xuyên truy cập trang web của chúng tôi để cập nhật nhiều hơn nữa những thông tin hữu ích về mẹ và bé nhé.

We will be happy to hear your thoughts

Bình luận

Chuối xanh
Logo